Cây Mít


Cây mít tên thường gọi là cây mít hay có thể gọi tên mít bằng đặc trưng của nó như mít mật, mít dai, mít tố nữ…

Mít có tên khoa học Artocarpus heterophyllus. Thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, mít được trồng phổ biến là các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines… Mít phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Mỹ.

Cây mít là loại cây gỗ nhỡ có chiều cao từ 8-15m. Cây mít có quả, thường sẽ ra quả sau 3 năm tuổi, quả mít là loại quả phức, ăn được và có nguồn dinh dưỡng cao. Mít là loại cây có nhựa nhiều, từ thân cây, cuống, lá và quả mít đều có nhiều nhựa. 

Quả mít khá lớn, có hình bầu dục, kích thước dao động từ rộng 20 – 30cm x dài 30 – 60cm. Vỏ mít xù xì, có gai nhỏ. 

Trong quả mít còn có xơ mít, múi mít và hột mít. Xơ mít khi xanh non dai, vị hơi chát, còn khi chín thơm, hơi dai có vị ngọt. Múi mít khi xanh giòn dai, khi chín mềm,có mùi thơm, vị ngọt, màu vàng. Thông thường sử dụng khi chín có vị ngọt đậm khi này hàm lượng đường glucoza, fructoza. Hạt mít có vỏ đào màu nâu, bên trong nhân màu trắng nhiều chất dinh dưỡng, có thể rang, luộc lên để ăn.   

Lá mít là lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, khá dai và giòn, dài 9-20cm. Lá có hình trứng ngược, mặt trên lá có màu lục đậm bóng. Đặc biệt, trẻ em vùng quê, thường lấy lá mít làm đồ chơi với những hình thù đáng yêu. 

Hoa mít mọc trên thân chính hay trên những cành lớn. Hoa đơn tính, xuất hiện trên những cuống ngắn, phân nhánh. Hoa có hoa đực, hoa cái riêng cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực dài, nhiều hoa, có lông tơ, bao hoa hình ống, bao gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh,lá bắc hình khiên.

Cây mít có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, màu xanh đậm, tỏa bóng mát tốt. Mùa ra quả của mít là giữa mùa xuân và mít chín vào cuối hè.

 

Đối với khí hậu nước ta, mít thích nghi tốt, dễ trồng và sinh trưởng tốt. Mít được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam.